Top các chất liệu in ấn tốt mà có thể bạn chưa biết

Chất liệu trong in ấn là yếu tố quan trọng quyết định kết quả ấn phẩm như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tổng hợp những chất liệu in ấn tốt cho nhu cầu của bạn.

Các chất liệu in ấn thông dụng

Các chất liệu trong in ấn
Các chất liệu trong in ấn

Trong ngành in ấn, có nhiều loại chất liệu khác nhau được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu và ứng dụng khác nhau. Một số chất liệu in ấn thông dụng bao gồm:

Chất liệu Bạt Hiflex

Top Các Chất Liệu Trong In ấn
Chất liệu Bạt Hiflex
  • Bạt Hiflex được làm từ chất liệu nhựa PVC, thông thường bạt sẽ có hai màu sắc trắng đục và trắng sữa. Bạt Hiflex có nhiều loại như: Bạt hai da, in bạt Hiflex trắng, bạt Hiflex xám, bạt Hiflex xuyên sáng/ không xuyên sáng, bạt Hiflex 3M… Loại bạt này được đánh giá khá cao bởi có độ co giãn rất tốt, khó bị xé rách, chống thấm được nước, sử dụng ngoài trời trong thời gian lâu vẫn sẽ rất bền. Tuy nhiên bạt Hiflex có nhược điểm là có mùi nhựa hơi khó chịu, màu sắc sẽ bị biến đổi sau một thời gian sử dụng.
  • Có thể nói, màu sắc in trên bạt Hiflex rất sắc nét, bền màu nên bạn có thể chọn lựa nó để in các ấn phẩm như backdrop, standee, bạt quảng cáo, băng rôn, poster, banner, hộp đèn, slogan,… Những ấn phẩm được in trên vật liệu bạt Hiflex đều có màu sắc rực rỡ, đẹp mắt, hình ảnh có độ chi tiết, chất lượng cao. 

Chất liệu Giấy PP

Các Chất Liệu Trong In ấn
Chất Liệu Giấy PP Trong In ấn
  • Giấy PP (Paper Plastic) là một chất liệu in ấn loại giấy được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn kỹ thuật số. Đây là một loại giấy có màu trắng đặc trưng, bề mặt phẳng mịn, bám mực tốt giúp hình ảnh in sắc nét, chân thực. Loại giấy này bền và dai hơn giấy thông thường, có thể chống nước, chống rách nhẹ và dễ dàng cuộn lại để bảo quản, vận chuyển.
  • Giấy PP có những loại như sau: Giấy PP trong nhà sẽ mỏng nhẹ, thích hợp cho các ấn phẩm trưng bày trong nhà. Giấy PP ngoài trời sẽ dày hơn loại trong nhà, có khả năng chống chịu nắng mưa tốt hơn. Giấy PP tự dính (PP decal) nó sẽ có sẵn lớp keo ở mặt sau, dễ dàng dán lên các bề mặt phẳng. Nhược điểm của giấy in PP đó là lớp keo bám dính quá chắc, khó lột bỏ sau một thời gian dùng. 
  • Giấy PP thường được sử dụng để: In poster quảng cáo, in background, in PP cán Format, in băng rôn, in lịch trang trí trong nhà, in standee, in những bức tranh để trang trí trong nhà,… các sản phẩm được in chất liệu này PP sẽ cho ra bản in có màu sắc trung thực, tươi tắn, hình ảnh in có độ mịn, sắc nét nhiều hơn so với chất liệu in ấn như bạt Hiflex. 

Chất liệu Backlit Film

Chất Liệu In ấn Tốt
Chất Liệu In ấn Tốt
  • Backlit Film Backlit Film là một loại chất liệu in ấn kỹ thuật số cao cấp, được sử dụng phổ biến trong ngành quảng cáo. Chất liệu này có khả năng xuyên sáng tốt, giúp hình ảnh in ấn trở nên sống động và thu hút khi được chiếu sáng từ phía sau. Với bề mặt phẳng mịn nên mực bám tốt hơn giúp hình ảnh in sắc nét, màu sắc tưới sáng.
  • In Backlit Film có những loại như: Backlit Film ngoài trời/ trong nhà/ không keo/ có keo/ mực dầu/ mực nước. Vật liệu này có thể in ngược hay in xuôi đều được, có thể chống thấm được nước rất tốt, chịu được thời tiết mưa, nắng, gió ngoài trời, khó bị xé rách. Nhược điểm loại giấy này có giá thành cao hơn so với các loại vật liệu in thông thường và dễ bị trầy xước nếu không được bảo quản đúng cách. Backlit Film là một lựa chọn hiệu quả cho các nhu cầu in ấn quảng cáo cần hiệu ứng xuyên sáng, tạo điểm nhấn thu hút.

Vải Canvas

Top Các Chất Liệu In ấn
Top Các Chất Liệu Vải Canvas In ấn
  • Vải Canvas được dệt từ sợi cotton hoặc gai dầu, mang lại độ bền và khả năng chịu lực tốt. Chất liệu in ấn có thể chống lại các tác động như phai màu, co rút hay rách nát, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho sản phẩm in ấn. Bề mặt của vải canvas mịn màng và phẳng phiu, giúp hình ảnh in ấn được sắc nét, rõ ràng và sống động. Các chi tiết nhỏ cũng được thể hiện một cách tinh tế, mang đến trải nghiệm thị giác tuyệt vời. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng bám mực tốt, giúp cho màu sắc in ấn được tươi sáng, rực rỡ và bền màu hơn. Chất liệu in ấn này tương thích với nhiều loại mực in khác nhau, từ mực nước đến mực dầu, đáp ứng đa dạng nhu cầu in ấn của từng khách hàng. 
  • Với loại vải này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích in ấn khác nhau. Chất liệu này có thể được in bằng các kỹ thuật in ấn đa dạng như in phun kỹ thuật số, in lụa, in uv,… tạo nên sự linh hoạt trong việc sáng tạo và sản xuất của bạn.

VảI Silk

Chất Liệu In ấn
Chất Liệu In ấn Backlit Film
  • Vải Silk đây là một chất liệu in ấn loại vải tổng hợp được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn kỹ thuật số. Với nhiều ưu điểm nổi bật như có bề mặt mịn và bóng, giúp hình ảnh in ấn được sắc nét, rõ ràng hơn rất nhiều. Các chi tiết nhỏ cũng được thể hiện một cách tinh tế, mang đến trải nghiệm thị giác tuyệt vời cho người đối diện. Khả năng bám mực tốt, có độ bền lâu vải có khả năng thấm nước chậm, màu sắc được in lên vải Silk rất ít khi bị phai màu, hình ảnh in bắt mắt và rất đẹp, có chiều sâu. 
  • Vải Silk thường được ứng dụng để: In băng rôn đeo đầu cổ vũ, in tranh trang trí, in các loại cờ, in băng rôn quảng cáo, in rèm cửa, in phông nền cho các sự kiện, in dải băng đeo chéo, in liễn,… ngoài ra vải Silk còn được sử dụng để may quần áo, trang phục. Những ấn phẩm được in bằng vải Silk có chất lượng hình ảnh rất cao, có độ bóng và sáng, mực rất khó phai, đồng thời có độ bền tuyệt vời.

Vải Simili

Chất Liệu In ấn Tốt
Chất Liệu Vải Simili In ấn Tốt
  • Vải Simili còn được gọi là Faux Leather, chất liệu in ấn này rất dễ nhận biết bởi vẻ bề ngoài giống vải da (giả da), vải in Simili có mùi nhựa đặc trưng. Loại vải này được ra đời với mục đích có thể thay thế được cho da của các loại động vật. Vải Simili có đặc điểm mềm mại gần giống như da thật, có khả năng chống thấm được nước vô cùng tuyệt vời, việc vệ sinh cho vải cũng rất dễ dàng. Nhược điểm của loại vải này đó là mùi nhựa của nó có thể khiến cho nhiều người sử dụng cảm thấy dị ứng và khó chịu. 
  • Vải Simili thường được sử dụng để: In bìa sổ, in balo, túi xác, in ghế ngồi, in tranh nghệ thuật đẹp sắc sảo, in ví tiền, in họa tiết cho bao da điện thoại, in nội thất cho ô tô,… Những sản phẩm được in bằng vải Simili có tính thẩm mỹ rất cao, hình ảnh in ấn được tái hiện lại một cách rất chân thực và trực quan, độ bền màu lâu, từ 5 – 6 năm khi sử dụng ngoài trời và từ 2 – 3 năm khi sử dụng ở trong nhà. 

Giấy Couche

Các Chất Liệu Trong In ấn
Chất Liệu Giấy Couche Trong In ấn
  • Giấy Couche, hay còn gọi là giấy C hoặc giấy Couches (tiếng Anh: Coated Art Paper), là loại giấy được tráng phủ bề mặt bằng cao lanh hoặc polyme hỗn hợp để tạo độ bóng, mịn và giảm độ thấm mực. Chất liệu in ấn này được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn, đặc biệt cho các ấn phẩm đòi hỏi chất lượng hình ảnh cao.
  • Loại giấy này có nhiều loại kích thước và nhiều định lượng đa dạng (từ 80gsm đến 300gsm). Nhược điểm của giấy Couche đó là giá thành khá cao hơn so với những loại giấy in thông dụng khác (giấy PP, giấy Ford).
  • Giấy Couche thường được sử dụng để: In menu, in danh thiếp, in catalogue, in tờ gấp, in bìa sách, in tờ rơi, in vé xem phim, in tem nhãn sản phẩm, in poster dán tường, in ấn tài liệu,… Những ấn phẩm được in bằng giấy Couche có màu sắc rất sặc sỡ, bắt mắt, hình ảnh in có độ tương phản cao và rõ nét, mang lại hiệu ứng in ấn vô cùng ấn tượng.

Giấy Ford

Chất Liệu In ấn
Chất Liệu Ford Trong In ấn
  • Giấy Ford còn được gọi là giấy Fort, đây là loại giấy không được tráng phủ trên bề mặt, giấy có màu trắng, bề mặt giấy có độ mịn. Vật liệu in ấn giấy Ford có những loại sau: Giấy Ford trắng/ vàng/ màu. Giấy đa dạng về kích thước, định lượng, màu sắc, có thể tái chế được vì vậy giấy Ford rất thân thiện với môi trường, giá thành của loại giấy này khá rẻ. Giấy Ford khá mỏng và rất mềm cho nên chất lượng mẫu in ấn có thể không được đẹp sắc sảo, giấy còn có nhược điểm là dễ bị thấm nước, dễ khiến cho mực bị nhòe đi.
  • Giấy Ford có khả năng bắt mực ổn, chất lượng của giấy tốt, vì vậy thường được ứng dụng để: In văn bản, in vở học sinh, làm ruột sách, giấy note, in bao thư, in tem nhãn giá rẻ, in túi giấy, in thiệp cưới, in sổ tay,… ngoài ra giấy Ford còn được biến tấu để làm sổ nhật ký handmade, làm túi giấy để dựng các loại giày dép và quần áo.

Giấy Duplex

Các Chất Liệu In ấn Tốt
Chất Liệu Duplex In ấn
  • Giấy Duplex có độ cứng và khá dày, bề mặt giấy được tráng phủ (một mặt được tráng phủ bóng bắt mắt và một mặt không được phủ). 
  • Giấy Duplex được chia thành những loại sau: Duplex Ivory là loại có bề mặt tráng phủ trắng sáng, bề mặt sau thì không tráng phủ trắng ngà. Còn loại Duplex Kraft thì một bề mặt tráng phủ trắng sáng, mặt còn lại không tráng phủ màu nâu kraft.
  • Chất liệu in ấn này giúp tạo sự chắc chắn cho sản phẩm in vì đó độ cứng cao và độ bền rất tốt, tuy nhiên vì giấy có độ cứng cao cho nên sẽ khiến cho ấn phẩm in không đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Giấy Duplex thường được sử dụng để: Sản xuất những loại bao bì, in thùng carton, in hộp đựng mỹ phẩm, in hộp đựng thực phẩm, in hộp đựng quà, in hộp thuốc, in hộp đựng bánh kem, in hộp đựng yến sào, in hộp đựng bánh pizza,… Những ấn phẩm được in bằng giấy Duplex có hình ảnh rõ nét, màu mực bám dính trên bề mặt chất liệu in ấn rất tốt, những chi tiết được thể hiện chân thực đem đến sự tinh tế và sang trọng. 

Giấy Ivory

Chất Liệu In ấn
Chất Liệu Ivory
  • Giấy Ivory có độ đàn hồi và có độ cứng, thông thường giấy sẽ có hai mặt, một mặt có màu trắng, có độ bóng vượt trội nhờ được tráng phủ bằng công nghệ Super Calender (siêu cán láng). Một mặt còn lại của giấy sẽ có độ nhám nhất định, khác với bề mặt bóng, bề mặt nhám sẽ dễ dàng viết bằng bút lên hơn. Chất liệu in ấn như giấy Ivory có thể chịu được những va đập nhẹ, dễ dàng thực hiện những công đoạn gia công như: Gấp, cắt xén, bế theo nhiều hình dạng khác nhau,… Giá thành của loại giấy này hơi cao hơn so với giấy Bristol, Couche, Ford. 
  • Giấy Ivory thường được ứng dụng để: Làm túi đựng sản phẩm, in hộp giấy cao cấp, in hộp đựng những sản phẩm cao tiền, in hộp đựng bóng đèn, in bìa đựng hồ sơ, in túi quà, in bìa sách, in bìa đựng các loại hồ sơ,… Vì bề mặt giấy có độ bóng cao cho nên những ấn phẩm được in bằng giấy Ivory có hình ảnh sinh động, sắc nét, màu sắc in tươi và rực rỡ, cho hiệu quả in ấn tuyệt vời. 

Giấy Bristol

Chất Liệu In ấn Tốt
Chất Liệu Bristol

Giấy Bristol là loại giấy bìa cứng, được sản xuất bằng cách ép nhiều lớp giấy mỏng lại với nhau dưới áp lực cao. Loại giấy này có hai mặt rất láng mịn, đều được tráng trắng. Vật liệu in ấn giấy Bristol có hai loại phổ biến đó là giấy nhẵn và giấy sần. Loại láng mịn có bề mặt bóng, mọn, thích hợp cho những in ấn hình ảnh chất lượng cao. Loại sần nhẹ có bề mặt hơi sần sùi, rất thích hợp cho các ứng dụng cần độ bám mực cao như vẽ tranh hoặc viết thư pháp.

Giấy có độ bền rất cao, mức định lượng dao động từ 230 – 350gsm, giấy tương thích được với nhiều loại mực như: Mực nước, mực dầu, mực UV, nhờ vậy mà có thể cho ra đời được những ấn phẩm đẹp hoàn hảo. Nhược điểm lớn nhất của giấy Bristol đó là giấy có trọng lượng khá nặng.

Loại chất liệu in ấn này được ứng dụng vào các ấn phẩm cao cấp như: Brochure, Catalogue, thiệp mời, bìa sách, hộp đựng quà tặng,…

Giấy Crystal

Chất Liệu Trong In ấn
Chất Liệu Crystal

Giấy Crystal là chất liệu in ấn được lai tạo giữa hai vật liệu giấy đó là giấy Couche và giấy Bristol. Một mặt của giấy sẽ có độ láng bóng, hút sáng tốt, mặt giấy còn lại sẽ có độ nhám. Độ bóng của chất liệu in ấn giấy Crystal thông thường vẫn sẽ được duy trì ngay cả sau khi in, việc lật những trang giấy Crystal sẽ rất dễ dàng, vì độ cong vênh của giấy đã được giảm đi rất nhiều so với những loại giấy thông thường khác. Loại giấy này ít được ưa thích sử dụng hơn so với giấy Couche, vì chỉ phù hợp để in một mặt, còn giấy Couche có thể in được lên cả hai mặt.

Giấy Crystal thường được ứng dụng để: In tờ gấp quảng cáo, in bìa sách, in truyện tranh, in namecard, in danh thiếp, in tạp chí, in tờ rơi, in phiếu bảo hành, in lớp lót để có thể bảo vệ bên trong cho những hộp mỹ phẩm dễ bị làm rơi vỡ như: Bảng son, phấn mắt,… Ngoài ra giấy Crystal còn được sử dụng để in ảnh. Những ấn phẩm được in bằng giấy Crystal có hình ảnh sống động và rõ nét, mực in thấm vào bề mặt giấy rất tốt, không bị nhòe đi sau một thời gian sử dụng.

Decal

Chất Liệu Trong In ấn
Chất Liệu Decal Trong In ấn

Decal là một loại nhãn được cán keo ở mặt sau để có thể dính được vào bề mặt dưới tác động của áp lực. Những chát liệu in ấn như decal thông thường đều có bốn lớp: Lớp mặt – Lớp keo – Lớp ngăn dính – Lớp đế. Hiện nay có nhiều loại decal để khách hàng tự do chọn lựa như: In decal giấy, decal nhựa, decal xi bạc, decal trong, decal sữa, decal PP, in decal 3M,… Mỗi loại decal sẽ có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên đặc điểm chung của chúng đó là có thể bám dính chắc chắn vào nhiều bề mặt như: Gỗ, inox, mica, nhôm, sứ, gốm,…

Decal thường được sử dụng để: In tem xe oto/ xe bus/ xe đạp/ xe máy, in tem nhãn cho ly trà sữa, in tem nhãn cho hộp thuốc, in tem chống hàng giả, in tem nhãn cho các loại nước uống, chai lọ, in tem bảo hành,… ngoài ra decal còn được sử dụng để dán kính, dán tường, in poster, in banner quảng cáo,… Nếu đặt in decal với số lượng nhiều thì thông thường những cơ sở in ấn sẽ giảm giá cho các bạn.

Chất Liệu Decal Lưới

Chất Liệu In ấn
Chất Liệu Decal Lưới

Cùng là decal, tuy nhiên decal lưới là một dạng đặc biệt, trên bề mặt có nhiều lỗ nhỏ, chuyên dùng để dán lên kính mà trong đó hình ảnh, nội dung trên decal có thể nhìn xuyên thấu ở mặt sau nếu quan sát gần và hạn chế tầm nhìn từ mặt trước. 

Tuy nhiên, nội dung, hình ảnh, ký tự trên bề mặt lưới cần phải đạt tiêu chuẩn nhất định về độ lớn và khoảng cách xem cũng cần đủ xa để người xem có thể nhận diện được thông tin đang quảng cáo.

Giấy Nhựa, Thẻ Nhựa

Chất Liệu Trong In ấn
Chất Liệu Thẻ nhựa

Giấy nhựa (Plastic paper): Giấy nhựa synthetic hay còn gọi là giấy xé không rách, là loại giấy thường được sản xuất bằng nhựa tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ làm nguyên liệu chính. Do đó, đặc điểm của giấy về cơ bản sẽ giống như một tờ film bằng nhựa. Đồng thời lại cho chất lượng in ấn đẹp và độ bám mực tuyệt vời tương tự như một tờ giấy được làm từ bột gỗ thông thường. Với ưu điểm giá thành rẻ, bề mặt mịn bóng giúp in ấn đẹp, màu sắc tươi sáng, không những thế còn có thể chống nước tốt đây là một lựa chọn phù hợp khi sử dụng để in name card, brochure, catalogue,…

Thẻ nhựa là loại thẻ cứng, dẻo, được làm từ chất liệu nhựa PVC (Chất liệu nhựa đạt Tiêu chuẩn Châu Âu) có độ bền cao, thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, thành phẩm đẹp, giá thành vừa phải. Tuy nhiên, giá thành cao, in ấn khó khăn hơn so với giấy nhựa. Cần xác định nhu cầu, mục đích khi lựa chọn loại chất liệu in ấn phù hợp với mình.

Chất liệu hộp giấy thân thiện với môi trường 

Ngày nay, việc sử dụng hộp giấy thân thiện với môi trường ngày càng được quan tâm bởi những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Tại Willgroup thường có các loại chất liệu in ấn phổ biến như: Giấy Kraft, Giấy Cartoon,..

Giấy Kraft

Chất Liệu In ấn
Chất Liệu Giấy Kraft

Giấy kraft là loại giấy được sản xuất từ bột giấy hóa học của các loại gỗ mềm và được xử lý qua quá trình kraft. Loại giấy này ngày càng được ưa chuộng bởi tính thân thiện với môi trường như phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên chỉ trong vài tuần. Loại giấy này chịu lực tốt, bảo vệ các ấn phẩm in ấn một cách hiệu quả.

Giấy Cartoon

Chất Liệu In ấn
Chất Liệu Giấy Cartoon

Carton là một loại chất liệu trong ngành bao bì, có ít nhất 2 lớp với 1 lớp sóng và lớp lót, loại chất liệu in ấn này rất phù hợp với nhiều loại mực in, tại Willgroup loại giấy được sử dụng tương đối tốt, có thể ứng dụng cho các sản phẩm in ấn cần bảo quản trong môi trường ẩm ướt. Carton được sử dụng làm thùng giấy carton dùng cho đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Ngoài chức năng bảo vệ hàng hóa tránh những va đập, bao bì thùng giấy carton có thể được in ấn bắt mắt nhằm mục đích quảng bá cho thương hiệu.

Chất liệu chân standee

Chất liệu in ấn
Chân standee

Các loại standee thường sử dụng chất liệu nhôm cao cấp, giúp cho sản phẩm luôn sáng bóng như mới, không han gỉ, độ bền cao, mang lại sự sang trọng cho không gian văn phòng tổ chức sự kiện, triển lãm, hội nghị,…Có nhiều loại chân standee như: chân standee chữ X, chân standee cuốn, chân standee đế nước, chân standee mica,..

Loại standee chữ X với giá thành rẻ, được sản xuất bằng sắt chịu lực tốt. Ưu điểm thì dễ dàng tháo lắp, di chuyển thường được sử dụng trong các sự kiện quảng cáo.

Bên cạnh đó loại Standee cuốn có chất liệu nhôm hoặc nhựa cao cấp, có khả năng chịu gió tốt có thể sử dụng ngoài trời. Phù hợp với các sự kiện trong nhà và ngoài trời.

Giấy Carbonless

Các Chất Liệu Trong In ấn Tốt
Chất Liệu Giấy Carbonless

Giấy Carbonless còn được nhiều người biết với tên gọi là giấy than, giấy được sản xuất từ 100% bột giấy nguyên chất. Trên bề mặt của vật liệu in ấn giấy Carbonless sẽ được phủ một lớp đóng vai trò là thuốc nhuộm. Khi các bạn viết lên giấy ở trang đầu tiên, nội dung bạn vừa viết sẽ được in lên trang sau ngay lập tức. Giấy Carbonless có độ bền tốt, có trọng lượng nhẹ, khả năng chịu nhiệt của giấy rất tốt, vì giấy khá mỏng nên sẽ dễ bị rách. Có một số loại giấy Carbonless loại trung bình sẽ chứa nồng độ BPA cao (chất gây rối loạn nội tiết). 

Giấy Carbonless thường được ứng dụng để: In hóa đơn cho siêu thị, cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, quán ăn,… in phiếu nhập kho, in giấy cuộn trong cây ATM, in phiếu xuất kho, in phiếu order, in hóa đơn giá trị gia tăng,… Thông tin được in trên giấy Carbonless rất rõ ràng, mực in bám dính tốt vào giấy, không bị lem. Giấy Carbonless còn cho phép các bạn có để in đè được thông tin từ liên 1, 2, 3, và cả nhiều liên sau nữa.

Lưu ý khi chọn chất liệu in ấn

Dưới đây là những lưu ý để có thể lựa chọn được vật liệu in phù hợp:

  • Xác định được mục đích sử dụng ấn phẩm: Vật liệu được sử dụng trong in ấn phải phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ: Các bạn muốn in biển quảng cáo có khả năng xuyên đèn thì lựa chọn bạt Hiflex xuyên đèn hoặc Backlit Film. Các bạn muốn in tranh có nhiều chi tiết phức tạp thì nên lựa chọn chất liệu in ấn vải Canvas. Hoặc các bạn muốn in decal được dán lên chai nước, hoặc dán trên những thiết bị máy móc cao cấp thì nên lựa chọn vật liệu decal trong, decal nhựa, in decal xi bạc.
  • Vật liệu in phải phù hợp với vị trí sử dụng: Việc lựa chọn vật liệu phù hợp với vị trí sử dụng là vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ quyết định đến tuổi thọ của sản phẩm in. Ví dụ: Các bạn đặt ấn phẩm ở ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc nhiều với nắng, gió, mưa khắc nghiệt, thì nên sử dụng vật liệu bạt Hiflex 2 da, vải Canvas. Còn các bạn muốn đặt sản phẩm in ở trong nhà thì nên sử dụng giấy PP, decal giấy.
  • Xác định chi phí đặt in: Những vật liệu như: Bạt Hiflex thường, decal giấy, decal nhựa sẽ có giá thành khá rẻ. Còn những vật liệu khác như: Vải Canvas, Backlit Film, in bạt không gân, decal xi bạc sẽ có giá thành cao hơn. Vì vậy các bạn nên xác định hoặc dự trù được chi phí đặt in, để lựa chọn vật liệu in ấn phù hợp với tài chính của mình.
  • Chọn nhà cung cấp in ấn uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng in ấn tốt nhất.
  • Yêu cầu nhà cung cấp in ấn cung cấp mẫu in thử để kiểm tra chất liệu và màu sắc trước khi in ấn số lượng lớn.

Với đội ngũ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại, Willgroup – Agency Marketing sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong mọi dự án in ấn, từ in cho số lượng lớn đến in cho những yêu cầu đặc biệt. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0567144999 hoặc gửi yêu cầu báo giá tại https://willgroup.vn để nhận tư vấn miễn phí về giải pháp in ấn phù hợp nhất với nhu cầu của bạn! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *