Lễ động thổ, khởi công là một trong những truyền thống văn hóa đầy tính nhân văn của người Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để quảng bá, thu hút nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Thấu hiểu được điều đó, Will Group tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong việc tổ chức các sự kiện này với nhiều quy mô và chất lượng cao.
Tham khảo ngay bài viết này để có được các bí quyết cũng như lưu ý cách tổ chức lễ động thổ, khởi công chuyên nghiệp, chuẩn phong thủy nhé!
Phân biệt lễ động thổ và lễ khởi công
Về thời gian tổ chức: Lễ động thổ thường được tổ chức trước, khi công trình mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, còn lễ khởi công diễn ra khi công trình đã sẵn sàng để thi công.
Về mục đích:
- Từ xa xưa ông bà ta đã quan niệm rằng, trên mỗi mảnh đất đều có sự cai trị của thần Thổ Địa. Do đó, việc thi công ồn ào sẽ làm xáo trộn vị trí đất và làm phiền đến các thần linh cư ngụ. Vì vậy, việc tổ chức lễ động thổ là một nghi lễ nhằm xin phép thần thổ địa cho phép xây dựng một công trình trên mảnh đất đó.
- Còn Lễ khởi công là nghi thức kính cáo với tổ nghề, mong muốn phù hộ và đạt được nhiều may mắn trong quá trình thi công và xây dựng.
Tuy nhiên, hai buổi lễ này có thể tổ chức cùng một lúc, tùy vào chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp yêu cầu.
Ý nghĩa của lễ động thổ và khởi công trong thi công, xây dựng
Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu của công trình
Cả lễ động thổ và lễ khởi công đều được xem như một nghi thức đánh dấu sự khởi đầu chính thức của một công trình xây dựng. Đây là thời điểm mà chủ đầu tư, các nhà thầu và những người liên quan cùng nhau gửi gắm những mong ước tốt đẹp cho dự án.
Thu hút vốn đầu tư tiềm năng
Đây là cơ hội để chủ đầu tư trình bày chi tiết về quy mô, tiến độ và triển vọng của dự án. Điều này giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, từ đó thu hút thêm nguồn vốn cho dự án. Sự kiện này cũng là dịp để kết nối, trao đổi giữa các bên, mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai.
Mang lại may mắn và suôn sẻ
Trong văn hóa nhiều nước, đặc biệt là các nước châu Á, lễ động thổ còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Đây là dịp để cầu xin sự phù hộ của thần linh, tổ tiên, giúp công trình được xây dựng thuận lợi, an toàn và mang lại nhiều may mắn.
Các nghi thức như chọn ngày lành tháng tốt, cúng bái thổ địa, rải muối trắng… được thực hiện nhằm cầu mong công trình thuận lợi, an toàn trong quá trình thi công. Đây cũng là cách để thể hiện sự tôn trọng đối với thiên nhiên, đất đai nơi công trình sẽ được xây dựng.
Quy định của chính phủ về tổ chức lễ động thổ và khởi công
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 27/2023/QĐ-TTg, để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Lễ động thổ công trình được thực hiện khi: Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) được cơ quan có thẩm quyền bàn giao mặt bằng hoặc bàn giao mặt bằng theo từng giai đoạn và dự án đã được phê duyệt theo đúng thẩm quyền và quy định.
(2) Lễ khởi công công trình được tiến hành khi đáp ứng yêu cầu về điều kiện khởi công theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.
- Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014.
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt.
- Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
- Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.
(3) Lễ khánh thành được thực hiện sau khi công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
(4) Dự án được tổ chức một lần lễ động thổ hoặc lễ khởi công và một lần lễ khánh thành công trình.
Các hạng mục quan trọng trong lễ động thổ, khởi công
Lễ động thổ, khởi công không cần nhiều quy trình phức tạp như các sự kiện khác, tuy nhiên lại yêu cầu sự trang nghiêm, cẩn thận và sự hiểu biết sâu rộng về các nghi lễ phong tục, tập quán. Dưới đây là những hạng mục quan trọng trong suốt quá trình diễn ra lễ động thổ, khởi công:
- Đón tiếp khách mời, check in, chụp ảnh
- Văn nghệ chào mừng
- MC khai mạc và giới thiệu chương trình
- Giới thiệu khách mời tham dự
- Chủ đầu tư đại diện phát biểu
- Thực hiện nghi thức động thổ, khởi công
- Kết thúc buổi lễ
- Chiêu đãi tiệc (Nếu có)
- Tiễn khách ra về
- Thu dọn hiện trường
Xem thêm: Quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp từ A-Z cho người mới
Mẫu bài cúng trong lễ động thổ, khởi công đầy đủ, chuẩn nhất
Văn khấn là một phần không thể thiếu trong quá trình tổ chức lễ động thổ và khởi công, dưới đây là 2 mẫu văn khấn chính xác nhất mà bạn có thể áp dụng:
Mẫu 1: Văn khấn động thổ
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan Đương niên hành khiển năm…..(ví dụ Ất Dậu, Qúy Tuất,…)
Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng….năm….. (âm lịch), tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thì đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc).
Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Mẫu 2: Văn khấn mượn tuổi
Báo giá trọn gói chi phí tổ chức lễ động thổ, khởi công
Dưới đây là bảng báo giá trọn gói tổ chức lễ động thổ, khởi công mà bạn có thể tham khảo:
Nội dung | Đơn vị | Giá (dự kiến) |
KHU VỰC TỔ CHỨC | ||
Nhà bạt không gian | Cái | 850.000 VNĐ |
Thảm đỏ | M2 | 50.000 VNĐ |
Backdrop (thiết kế, thi công) | M2 | 220.000 VNĐ |
Bộ dụng cụ khởi công | Gói | 2.000.000 VNĐ |
Ghế nệm, áo ghế, nơ | Cái | 40.000 VNĐ |
Bục sân khấu (khung sắt, thảm đỏ) | M2 | 150.000 VNĐ |
Bàn sự kiện, khăn quay | Cái | 150.000 VNĐ |
Âm thanh | Gói | 3.000.000 VNĐ |
Bàn ghế ngồi | Cái | 90.000 VNĐ |
Quạt | Cái | 80.000 VNĐ |
Mâm cúng | Tùy theo yêu cầu của khách | |
Múa lân sư rồng | Gói | 4.000.000 VNĐ |
NHÂN SỰ | ||
Nhân sự điều phối chương trình | Người | 500.000 VNĐ |
Chụp hình sự kiện | Gói | 2.000.000 VNĐ |
Quay phim | Gói | 3.500.000 VNĐ |
MC dẫn chương trình | Người | 3.000.000 VNĐ |
PG đón khách | Người | 800.000 VNĐ |
Nhân sự setup trọn gói hoàn thiện và tháo dọn sau sự kiện | Gói | 7.000.000 VNĐ |
Vận chuyển trang thiết bị | Gói | 1.000.000 VNĐ |
*Lưu ý: Bảng giá trên đây chỉ là giá tham khảo, giá thực tế sẽ thay đổi phụ thuộc vào quy mô tổ chức và yêu cầu cụ thể của khách hàng. Để có được báo giá chính xác nhất, vui lòng liên hệ với Will Event hoặc hotline 078 264 9999 để được tư vấn và báo giá miễn phí.
Xem thêm: 10 công ty tổ chức sự kiện uy tín hàng đầu tại TPHCM
Công ty tổ chức lễ động thổ, khởi công uy tín hàng đầu tại TPHCM
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, Will Group tự hào là đơn vị hàng đầu tại TPHCM chuyên cung cấp dịch vụ tổ chức lễ động thổ, khởi công trọn gói. Chúng tôi đã đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp và cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, cam kết mang đến những buổi lễ trang trọng, ý nghĩa và thành công.
Cam kết của Will Group:
- Kết hợp hài hòa giữa nét đẹp truyền thống và sự hiện đại, Will Group mang đến những buổi lễ động thổ, khởi công vừa giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa độc đáo và sáng tạo.
- Đội ngũ nhân sự với nhiều năm kinh nghiệm, làm việc với nguyên tắc 3T: tận tâm – trách nhiệm – thấu hiểu.
- Dịch vụ trọn gói: từ việc lên ý tưởng, thiết kế sân khấu, trang trí, âm thanh ánh sáng, chuẩn bị mâm cúng, mời thầy cúng cho đến phục vụ tiệc.
- Cung cấp mức giá cạnh tranh, linh hoạt, phù hợp với ngân sách của nhiều đối tác và khách hàng.
Thông tin liên hệ chi tiết:
Địa chỉ: BPA-04.22 Tòa nhà Botanica Premier, 108 Hồng Hà, P2, Quận Tân Bình, TP HCM
Số điện thoại: 078 264 9999
Email: willgroup.vn@gmail.com
Website: www.willgroup.vn
Một số dự án thi công lễ động thổ, khởi công do Will Group thực hiện
Nhờ sự tin tưởng và yêu mến của nhiều đối tác và khách hàng, Will Group đã tổ chức hàng trăm lễ động thổ, khởi công cho nhiều công trình xây dựng, nhà máy,…thành công tốt đẹp. Dưới đây là hình ảnh của một số dự án tiêu biểu do Will Group thực hiện.
3 lưu ý quan trọng để tổ chức lễ động thổ, khởi công thành công
Lễ động thổ, khởi công là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của một công trình xây dựng. Vì vậy, để buổi lễ được diễn ra thành công tốt đẹp, cần lưu ý những điều sau:
Thời điểm tổ chức
Việc chọn thời điểm tổ chức lễ động thổ, khởi công rất quan trọng. Theo quan niệm dân gian, nên chọn ngày, giờ hoàng đạo để mang lại may mắn cho công trình. Cần đảm bảo tránh các ngày xung khắc, ngày đen trong tháng.
Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thủy để chọn thời điểm phù hợp nhất. Thông thường, các buổi lễ động thổ, khởi công thường được tổ chức vào buổi sáng sớm.
Lễ vật
Từ xưa, ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng – có kiêng có lành” vì thế mà nghi thức cúng bái rất quan trọng. Đối với hạng mục này, cần chuẩn bị mâm cúng chu đáo nhất, tránh trường hợp sơ sài đem tới điều xấu cho công trình. Dưới đây là mâm cúng chi tiết mà bạn có thể tham khảo:
- Đồ cúng mặn: 1 con heo sữa quay hoặc 1 con gà, 1 bộ tam sên bao gồm 1 tôm luộc, thịt luộc, 1 trứng vịt, đĩa xôi 1 đĩa hoặc bánh chưng;
- Đồ cúng lễ động thổ: 1 chén muối trắng, 1 bát gạo, 1 ly nước, 5 lễ vàng tiền, 5 cái oản đỏ, 1 lít rượu, 1 đinh vàng hoa, 1 thuốc lá, 1 lạng chè xanh, 9 hoa hồng đỏ, 5 lá trầu không, 5 quả cau hoặc 3 miếng trầu đã tiêm, 1 bộ quần áo của Quan Thần Linh với mũ, hia màu đỏ, kiếm màu trắng;
- Đồ cúng bằng trái cây: mâm ngũ quả với 5 loại hoa quả đầy đặn, tượng trưng cho sự trọn vẹn như chuối, bưởi táo, lê trắng, lựu, hồng xiêm,..(có thể tự chọn tùy theo từng địa phương)
- Các vật dụng khác: Ly dùng để rót rượu, các vật dụng như chén, bình hoa, và lữ nhang, giấy cúng, nhang rồng phụng, đèn cầy,…
Will Group đề xuất bạn nên tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia để chuẩn bị lễ vật và bài cúng phù hợp với phong tục địa phương.
Những điều cấm kị theo dân gian
Theo quan niệm dân gian, có một số điều cấm kỵ cần tránh trong lễ động thổ, khởi công.
- Không nên tổ chức lễ vào ngày mùng 5, 14, 23 âm lịch vì đây được coi là những ngày xấu.
- Tránh để phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt tham gia vào nghi lễ chính.
- Không nên đặt vật dụng sắc nhọn như dao, kéo trên bàn thờ hoặc trong khu vực làm lễ.
- Tránh mặc quần áo màu trắng hoặc đen trong buổi lễ, nên chọn trang phục màu sắc tươi sáng.
- Không nên có tranh cãi, xung đột trong quá trình tổ chức lễ.
Mặc dù một số quan niệm này có thể không có cơ sở khoa học nhưng việc tôn trọng và tuân thủ có thể giúp tạo tâm lý tốt và duy trì được những nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam.